Điều gì đang xảy ra với tuyến đường sắt dưới nước kéo dài từ Trung Quốc đến Mỹ? - TIN TỨC Ô TÔ XE MÁY

Breaking News

Điều gì đang xảy ra với tuyến đường sắt dưới nước kéo dài từ Trung Quốc đến Mỹ?

Cách đây 7 năm trước, giới truyền thông Trung Quốc gây rúng động với kế hoạch đầy tham vọng được nhiều hãng tin đưa tin vào thời điểm đó. 

Đó là họ sẽ củng cố mạng lưới đường sắt cao tốc ấn tượng của Trung Quốc và thúc đẩy thương mại giữa Trung Quốc, Nga, Canada và Mỹ, bằng cách xây dựng một tuyến đường sắt sẽ bắt đầu từ vùng Đông Bắc Trung Quốc, kéo dài tới hết vùng phía Đông Siberia, vượt qua eo biển Bering tới Alaska, tiếp tục rẽ xuống Canada trước khi vươn tới vùng tiếp giáp nước Mỹ, để trong tương lai, bạn có thể đi tàu từ Trung Quốc đến Hoa Kỳ một cách dễ dàng.

Ảnh: @Pixabay.

Ảnh: @Pixabay.

Tuyến đường này dự kiến dài 13.000km, dài hơn tuyến xuyên Siberia hiện có tới gần 3.000km. 

Tuy nhiên, giống như "một chuyến tàu đêm lướt qua ở phía xa", những thông tin ồn ào xung quanh dự án này nhanh sớm tan biến, và kể từ đó người ta rất ít nghe về kế hoạch này nữa.

Dự án đường sắt 200 tỷ USD bị trì hoãn

Hiện tại, dường như không có kế hoạch ngay lập tức để thực hiện dự án đường sắt sẽ kéo dài qua Alaska và cũng đi qua Canada trước khi đến Mỹ. Dự án có tên gọi tạm thời là tuyến đường sắt "Trung Quốc-Nga-Canada-Mỹ" vào thời điểm đó.

Ảnh: @Pixabay.

Ảnh: @Pixabay.

Các báo cáo gần đây có thể cung cấp một dấu hiệu cho thấy lý do tại sao dự án này đang bị trì hoãn. Theo trang South China Morning Post đưa tin, các kế hoạch này đã bị chỉ trích nặng nề do ngân sách đề xuất ban đầu là 200 tỷ USD.

Nhiều người phản đối đã chỉ ra rằng, các chuyến bay và tàu chở hàng là lựa chọn rẻ hơn cho thương mại và tuy nhiên, tuyến đường sắt này được cho là quá tốn kém, không cần thiết và thậm chí nếu sau này vận hành, phí giao thông cũng không hề rẻ vì nguồn vốn đầu tư ban đầu cao ngất trời. Sau đó, dự án này đã nảy sinh nhiều vấn đề về mặt kỹ thuật và hậu cần chưa giải quyết được.

Theo Wang Meng-shu, một chuyên gia đường sắt làm việc tại Viện Kĩ thuật Trung Quốc, thách thức lớn nhất trong đề xuất mang tham vọng quá lớn khi xây dựng tuyến đường sắt nối Mỹ và Trung Quốc là sẽ phải xây dựng tới 200km đường hầm trong nước biển băng giá để nối liền khoảng cách giữa Nga và Alaska (dài gấp 4 lần đường ngầm nổi tiếng Channel của nước Anh). Nếu đường ngầm này được xây dựng xong, nó sẽ trở thành đường ngầm dưới nước dài nhất thế giới và là kì tích chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của ngành Kĩ thuật.

Ảnh: @Pixabay.

Ảnh: @Pixabay.

Liệu tuyến đường sắt Trung Quốc-Nga-Canada-Mỹ' vẫn có thể xảy ra?

Vẫn có một số dấu hiệu cho thấy dự án cuối cùng có thể được tiến hành, mặc dù quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc có thể sẽ phải được cải thiện trước khi dự án được bắt đầu.

Mặc dù các kế hoạch cho tuyến Trung Quốc-Nga-Canada-Mỹ hiện đang bị đình trệ, nhưng có khả năng một ngày nào đó chúng ta sẽ thấy một tuyến nối Siberia và Alaska theo một số hình thức. Không có thông tin chính thức nào về dự án này trong những năm gần đây, có nghĩa là nó có thể vẫn đang trong quá trình chờ hoạt động.

Cac kỹ sư Trung Quốc nhận định, nếu hoàn thành thì du khách sẽ không phải đi máy bay từ Trung Quốc sang Mỹ nữa, họ có thể đi đường sắt cao tốc để ngắm phong cảnh của nhiều nước với tốc độ lên tới 350 km / h và đến Mỹ chỉ trong 2 ngày.

No comments