Nhân viên Toyota tự tử do làm việc quá sức và bị chèn ép: Lời xin lỗi có đủ? - TIN TỨC Ô TÔ XE MÁY

Breaking News

Nhân viên Toyota tự tử do làm việc quá sức và bị chèn ép: Lời xin lỗi có đủ?

Theo đó, Toyota đã giải quyết một vụ kiện sau khi một tòa án Nhật Bản ra phán quyết vào tháng 9/2021 rằng, vụ tự tử năm 2010 của một nhân viên 40 tuổi là do chứng trầm cảm mà người đàn ông này mắc phải vì ông ấy đã làm việc quá sức và bị các giám sát tại nhà máy quấy rối chèn ép quyền lực.

Luật sư của nguyên đơn thông báo vào ngày 31 tháng 1 rằng, Toyota Motor Corp. đã đồng ý một thỏa thuận ngoài tòa án với gia đình của một nam nhân viên đã tự tử vào năm 2010, sau khi mắc chứng trầm cảm do bị quấy rối quyền lực nhiều lần.

Vợ của nạn nhân, hiện 50 tuổi và luật sư của bà ấy đã tổ chức một cuộc họp báo vào ngày 31 tháng 1 để công bố các điều khoản của thỏa thuận ngày 27 tháng 1, theo đó Toyota đồng ý trả tiền dàn xếp, thừa nhận rằng chồng bà trầm cảm và tự tử là do làm việc quá sức và bị quấy rối quyền lực từ ông chủ cấp trên của mình ngay tại nhà máy Toyota và đại diện công ty này chính thức xin lỗi.

Chủ tịch Akio Toyoda của tập đoàn sản xuất ô tô Nhật Bản mới đây đã gửi lời xin lỗi tới gia đình một nhân viên tự tử vì áp lực công việc. Ảnh: @AFP.

Chủ tịch Akio Toyoda của tập đoàn sản xuất ô tô Nhật Bản mới đây đã gửi lời xin lỗi tới gia đình một nhân viên tự tử vì áp lực công việc. Ảnh: @AFP.

"Tôi có dịp gặp các giám đốc điều hành của Toyota để thương lượng về một dàn xếp, tôi được thông báo rằng mọi người đều biết về câu chuyện này", vợ của người đàn ông nói. "Thật là day dứt khi chấp nhận hoàn cảnh này. Tôi không thể ngừng khóc. Tôi thậm chí đã đến mức nghĩ rằng mình không muốn nghe thêm một lời nào về những gì đã diễn ra xung quanh sự việc".

Một đại diện của Toyota bình luận vào ngày 31 tháng 1 về kết quả của vụ việc cho biết: "Chúng tôi đang nỗ lực phát triển văn hóa doanh nghiệp cởi mở cho phép nhân viên của chúng tôi làm việc mà không phải lo lắng. Chúng tôi cần tiếp tục nỗ lực không ngừng như vậy".

Được biết, người đàn ông này gia nhập Toyota với tư cách là một kỹ sư vào năm 1990. Ông phụ trách mảng chuẩn bị cho quá trình sản xuất ô tô. Nhưng mắc chứng trầm cảm vào khoảng tháng 10 năm 2009 và nó cướp đi sinh mạng của ông ấy vào tháng 1 năm sau đó.

Gia đình tang quyến của nhân viên quá cố đã ra tòa vào năm 2015 để được chính thức công nhận rằng nguyên nhân dẫn đến chứng trầm cảm và cái chết của ông ấy là do áp lực công việc và bị chèn ép. Tuy nhiên, gia đình đã thua kiện tại Tòa án quận Nagoya, nhưng phán quyết đã bị tòa án cấp cao hơn lật lại vào tháng 9 năm 2021 và sau đó được đưa ra phán quyết cuối cùng. Phán quyết của tòa án cấp cao kết luận người đàn ông này ngoài làm việc quá sức, ông ấy cũng đã phải chịu đựng những lời khiển trách hống hách trước mặt các nhân viên khác trong gần một năm, điều này tạo ra gánh nặng tâm lý nặng nề dẫn đến vụ tự tử.

Toyota cũng hứa sẽ điều tra về trường hợp nhân viên tự tử của mình để ngăn chặn sự việc như vậy tái diễn trong tương lai. Họ cũng cam kết sẽ cải thiện tình trạng này khẩn cấp trong vòng 5 năm tới để ngăn chặn sự tái diễn.

Toyota, với tư cách là một công ty lớn đã hứa sẽ làm việc theo hướng tăng cường tính minh bạch tại nơi làm việc và tạo ra một môi trường thoải mái hơn để nhân viên thảo luận các vấn đề của họ một cách cởi mở và chia sẻ các vấn đề của họ. Công ty mong muốn đảm bảo rằng ban lãnh đạo của mình không có hành vi quấy rối quyền lực để nhân viên có thể làm việc mà không sợ hãi.

"Nếu vụ kiện này tạo cơ hội cho công ty thay đổi môi trường làm việc, chồng tôi sẽ tha thứ (sau những gì công ty đã làm với ông ấy) và tôi đánh giá cao những nỗ lực thực sự của công ty", vợ của nam nhân viên quá cố này chia sẻ.

Sau khi giải quyết vụ kiện đổ lỗi cho Toyota về vụ tự tử của một trong những nhân viên của hãng tại Nhật Bản do làm việc quá sức và bị quấy rối, Chủ tịch Akio Toyoda của công ty đã gửi lời xin lỗi tới gia đình. Đơn kiện của gia đình nạn nhân đã đòi bồi thường 123 triệu yên (1,1 triệu USD) nhưng số tiền giải quyết thực tế không được tiết lộ, truyền thông Nhật Bản đưa tin.

Cùng với việc gửi lời xin lỗi đến gia đình vì những thiệt hại đã xảy ra, hãng xe cũng hứa sẽ điều tra vụ việc để ngăn chặn sự việc như vậy tái diễn trong tương lai. Công ty cho biết: "Chúng tôi hiện đang cố gắng tạo ra một môi trường làm việc minh bạch hơn, giúp mọi người lên tiếng dễ dàng hơn, cũng như ban quản lý không có hành vi quấy rối quyền lực, để mỗi nhân viên có thể làm việc mà không sợ hãi", công ty cho biết.

Chuỗi sự kiện bắt đầu vào năm ngoái tại Tòa án cấp cao Nagoya ở Nhật Bản vào tháng 9 năm 2021 khi họ kết luận rằng cái chết của nhân viên là do làm việc quá sức, bị chèn ép từ cấp trên tại nhà máy, nên ông ấy đã trải qua căng thẳng tột độ trong công việc trước khi tự tử vào năm 2010. Ban đầu, Toyota bác bỏ cáo buộc được đưa ra bởi gia đình nhân viên.

Góa phụ của một nhân viên Toyota Motor Corp đã tự sát vì các vấn đề quấy rối quyền lực tại nơi làm việc đưa ra một cuộc họp báo tại Nagoya vào ngày 31 tháng 1 sau khi đạt được thỏa thuận ngoài tòa án với công ty. Ảnh: @Haruka Ono.

Góa phụ của một nhân viên Toyota Motor Corp đã tự sát vì các vấn đề quấy rối quyền lực tại nơi làm việc đưa ra một cuộc họp báo tại Nagoya vào ngày 31 tháng 1 sau khi đạt được thỏa thuận ngoài tòa án với công ty. Ảnh: @Haruka Ono.

Thực tế, đây không phải là lần đầu tiên một vụ tự tử liên quan đến công việc được đưa tin rầm rộ tại Toyota. Vào năm 2019, tập đoàn đã thừa nhận rằng vụ tự sát của một kỹ sư 28 tuổi vào năm 2017 là do sự chế nhạo dai dẳng của ông chủ của anh ta. Do văn hóa tham công tiếc việc của đất nước này, các ca tử vong do làm việc quá sức và căng thẳng trong công việc, bao gồm cả các vụ tự tử đang là mối quan tâm rộng rãi ở Nhật Bản.

Tử vong do làm việc quá sức và căng thẳng trong công việc, bao gồm cả tử vong do tự tử là những vấn đề thường xuyên xảy ra trong cân bằng giữa công việc và cuộc sống của Nhật Bản. Và những vấn đề về bị những ông chủ ngược đãi cũng đang thu hút sự chú ý.

Thậm chí, hãng tin AP báo cáo rằng Chính phủ Nhật Bản đã nhận được gần 3.000 đơn khiếu nại về cái chết do làm việc quá sức vào năm 2020, được gọi bằng thuật ngữ tiếng Nhật là "karoshi" và khoản bồi thường đã được trả cho các gia đình trong hơn 800 trường hợp.

No comments