Tra cứu các mức xử phạt xe máy vi phạm giao thông dịp Tết
Mức xử phạt không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông
Quy định bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông áp dụng với người điều khiển và người ngồi trên xe máy, xe máy điện và xe đạp điện theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Tuy nhiên, theo điểm b khoản 4 và khoản 6 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 100, mức xử phạt người tham gia giao thông và chở người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm đã được nâng lên từ 400.000 - 600.000 đồng.
Bên cạnh đó, đội mũ bảo hiểm phải đảm bảo cài quai theo đúng quy cách, nếu không vẫn bị tính vào lỗi vi phạm không đội mũ.
Mức xử phạt xe máy chở quá số người quy định
Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển xe máy chỉ được phép chở theo một người ngồi sau xe. Nếu chở theo từ 3 người trở lên sẽ tính vào lỗi vi phạm chở quá số người quy định. Đây cũng là vi phạm giao thông dịp Tết cơ bản mà người điều khiển xe máy thường mắc phải.
Mức phạt cho hành vi này được quy định điểm k khoản 34, điểm d khoản 4 Nghị định 123/2021/NĐ-CP và điểm b khoản 3, điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Mức xử phạt lỗi vi phạm quy định về nồng độ cồn
Theo đó, mức phạt vi phạm về nồng độ cồn cũng được nâng lên từ 1.1.2022 nhằm răn đe và cảnh cáo nghiêm khắc hơn để hạn chế vi phạm.
Mức xử phạt xe máy chạy quá tốc độ quy định
Chạy quá tốc độ quy định là vi phạm giao thông dịp Tết vẫn xảy ra. Theo đó, việc chạy quá tốc độ cho phép không chỉ gây nguy hiểm cho người điều khiển phương tiện mà còn cả những người khác cùng tham gia giao thông. Cụ thể, tốc độ tối đa cho phép xe máy di chuyển trong khu vực đông dân cư được quy định trong Thông tư 31/2019/TT-BGTVT như sau:
Đường đôi (đường có chiều đi và chiều về được phân biệt bằng dải phân cách giữa) và đường 1 chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên: không quá 60km/h.
Đường 2 chiều (đường có cả 2 chiều đi và về trên cùng một phần đường chạy xe, không được phân biệt bằng giải phân cách giữa), đường 1 chiều có 1 làn xe cơ giới: không quá 50km/h.
Ngoài ra, trên một số đoạn đường nhất định sẽ có quy định riêng về tốc độ tối đa của phương tiện, được ghi trên biển báo hiệu đặt ở đầu đoạn đường đó. Với xe máy vi phạm quy định về tốc độ tối đa sẽ bị xử lý theo mức phạt như sau:
Mức xử phạt sử dụng điện thoại khi đang lái xe
Từ 1.1.2022, mức phạt với lỗi sử dụng điện thoại khi đang điều khiển xe máy cũng tăng mạnh. Theo đó, vi phạm này sẽ bị phạt tiền từ 800.000 - 1.000.000 đồng theo quy định tại điểm g khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP. Người điều khiển xe máy cần lưu ý hạn chế vi phạm, dừng xe vào lề đường mới sử dụng điện thoại để đảm bảo an toàn giao thông.
Mức xử phạt điều khiển xe máy vượt đèn đỏ, đèn vàng
Người điều khiển xe máy vượt đèn đỏ, đèn vàng sẽ bị tính vào lỗi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông và sẽ bị xử phạt theo quy định.
Tại điểm g khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Mức phạt này đã được tăng lên so với quy định cũ tại điểm e khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (600.000 - 1.000.000 đồng).
No comments